Danh sách phân lớp 10 năm học 2023-2024

Danh sách phân lớp 10 năm học 2023-2024

Căn cứ vào nguyện vọng của HS đăng ký môn học tự chọn; căn cứ vào điểm tuyển sinh vào lớp 10 và kết quả học ở THCS (giải tỉnh, huyện và điểm TBM học lớp 9). Trường THPT Yên Định 1 phân HS về các lớp sau. Lưu ý: HS đã phân lớp không được tự ý chuyển lớp học

Xem tiếp...

Thông báo các môn thi vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Thứ sáu - 01/11/2019 00:01
Giám đốc Sở thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 như sau: Số môn thi: 4 môn, gồm môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn còn lại sẽ tổ chức bốc thăm trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
    UBND TỈNH THANH HÓA            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
       Số: 2948 /SGDĐT-GDTrH                           
V/v: Thông báo các môn thi vào lớp                  Thanh Hóa, ngày  29 tháng 10 năm 2019
        10 THPT năm học 2020-2021
 
          Kính gửi:
                        - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố;
                        - Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông.
                      
Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 8/8/2019 của Bộ GDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020; Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo duc phổ thông và giáo dục thường xuyên; ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Ngành Giáo dục và Đào tạo ngày 7/10/2019, về việc tăng cường công tác quản lí, tổ chức dạy và học, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo.
Giám đốc Sở thông báo các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 như sau:
1. Số môn thi: 4 môn, gồm môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn còn lại sẽ tổ chức bốc thăm trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
2. Về cấu trúc đề thi các môn thi: Cấu trúc đề thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh áp dụng như năm học 2019-2020. Cấu trúc các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí (gửi kèm theo công văn này).
3. Về việc tổ chức kì thi vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 Sở sẽ có hướng dẫn sau.
          Nhận được Công văn này, yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông triển khai nghiêm túc các nội dung trên.
 
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Ban Giám đốc Sở (để chỉ đạo)
- Các phòng, ban Sở (để phối hợp)
- Lưu: VT, GDTrH.                                                                                                                                                                                       
                  GIÁM ĐỐC
                
                                           (Đã kí)
 
 
 
                Phạm Thị Hằng
 

CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
                                                               MÔN VẬT LÍ
                                                       (Áp dụng từ năm học 2020-2021)
           (Kèm theo CVSố: 2948 /SGDĐT-GDTrH, ngày 29/10/2019 của Giám đốc Sở GDĐT)
I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
    II. Cấu trúc đề thi
 
TT Phần kiến thức Số điểm Số câu hỏi Loại câu hỏi
1 Điện học 3,0 1-2 Tự luận
2 Điện từ học 2,0 1 Tự luận
3 Quang học 3,0 1-2 Tự luận
4 Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng 2,0 1 Tự luận
                   Tổng 10,0 4- 6 câu       Tự luận
 
   III. Nội dung thi
 
TT Phần kiến thức Nội dung đề thi
1 Điện học - Định luật Ôm;
- Đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch mắc song song, đoạn mạch mắc hỗn tạp tường minh;                          
- Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào gì? Biến trở;
- Điện năng, công và công suất của dòng điện; Định luật Jun- Lenxơ;
2 Điện từ học - Từ trường, tác dụng từ của dòng điện;
- Từ phổ, đường sức từ; Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua;
- Sự nhiễm từ của sắt và thép, nam châm điện và nam châm vĩnh cửu;
- Lực điện từ; Động cơ điện 1 chiều;
- Hiện tượng cảm ứng điện từ; Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng;
- Dòng điện xoay chiều; Các tác dụng của dòng điện xoay chiều;
- Máy biến thế; Truyền tải điện năng đi xa.
3 Quang học - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng;
- Thấu kính mỏng;
- Máy ảnh; Kính lúp;
- Mắt, các tật của mắt và cách khắc phục;
- Ánh sáng trắng, ánh sáng màu; Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.                                    
4 Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng - Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng;
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng;
- Sản xuất điện năng.
 
    IV. Mức độ kiểm tra đánh giá                  
                                        -  Nhận biết, Thông hiểu: 60%          
                                              - Vận dụng: 25%
                                              - Vận dụng cao: 15%
 
CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
MÔN HÓA HỌC
(Áp dụng từ năm học 2020-2021)
(Kèm theo CV số: 2948 /SGDĐT-GDTrH, ngày 29/10/2019 của Giám đốc Sở GDĐT)
1. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
2. Cấu trúc đề thi: 5-6 câu, tổng 10,0 điểm
STT CÁC PHẦN KIẾN THỨC SỐ ĐIỂM SỐ CÂU LOẠI CÂU HỎI
1 Kiến thức cơ bản 2,5 điểm 1 Tự luận
2 Lý thuyết vô cơ 2,0 điểm 1 Tự luận
Thực hành, thí nghiệm 1,0 điểm 1  
3 Lý thuyết hữu cơ 1,5 điểm 1 Tự luận
4 Bài tập vô cơ 2,0 điểm 1 Tự luận
5 Bài tập hữu cơ 1,0 điểm 1 Tự luận
            Tổng 10,0 điểm 6 Tự luận
Yêu cầu lượng kiến thức: -Nhận biết: khoảng 30%
                                            -Thông hiểu: khoảng 30%
                                            -Vận dụng: khoảng 30%
                                           -Vận dụng cao: khoảng 10%.
3. Nội dung đề thi.
STT CÁC PHẦN KIẾN THỨC NỘI DUNG ĐỀ THI
 
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
Kiến thức cơ bản
- Chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
- Đơn chất và hợp chất, phân tử.
- Công thức hoá học, hoá trị.
- Sự biến đổi của chất.
- Phản ứng hoá học.
- Phương trình hoá học.
- Định luật bảo toàn khối lượng, mol.
- Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
 
 
 
 
2
 
 
 
 
Lý thuyết vô cơ
-  Các loại hợp chất vô cơ.
-  Dãy hoạt động hóa học, tính chất hoá học của kim loại.
- Clo và các hợp chất của clo.
- Cacbon và hợp chất của cacbon,
- Nhôm và hợp chất của nhôm
- Sắt và hợp chất của sắt.
- Thực hành, thí nghiêm vô cơ
 
3
 
Lý thuyết hữu cơ
 
- Tên gọi, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
-  Metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic.
-  Glucozơ, saccarơ, tinh bột và xenlulozơ, polime.
4 Bài tập vô cơ Tổng hợp kiến thức hoá vô cơ môn hoá THCS
5 Bài tập hữu cơ Tổng hợp kiến thức hoá hữu cơ môn hoá THCS
 

 
CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Sinh học
(Áp dụng từ năm học 2020-2021)
(Kèm theo CV số: 2948 /SGDĐT-GDTrH, ngày 29/10/2019 của Giám đốc Sở GDĐT)
            1. Thời gian làm bài: 60 phút, không kêt thời gian phát đề
            2. Cấu trúc đề thi
TT Các phần Số điểm Số câu hỏi Loại câu hỏi
1 Di truyền và biến dị (lớp 9) 7,0 điểm 3- 4 câu Tự luận
2 Sinh vật và môi trường (lớp 9) 3,0 điểm 2 câu Tự luận
             Tổng cộng 10,0 điểm 5- 6 câu Tự luận
 
            3. Nội dung đề thi
TT Phần Nội dung đề thi
 
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phần I. Di truyền và biến dị
 
1. Chương I. Các thí nghiệm của Menđen
1.1. Menđen và di truyền học;
1.2. Lai một cặp tính trạng;
1.3. Lai hai cặp tính trạng.
2. Chương II. Nhiễm sắc thể
2.1. Nhiễm sắc thể;
2.2. Nguyên phân;
2.3. Giảm phân;
2.4. Phát sinh giao tử và thụ tinh;
2.5. Cơ chế xác định giới tính;
2.6. Di truyền liên kết.
3. Chương III. ADN và gen
3.1. ADN;
3.2. ADN và bản chất của gen;
3.3. Mối quan hệ giữa gen và ARN;
3.4. Prôtêin;
3.5. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
4. Chương IV. Biến dị
4.1. Đột biến gen;
4.2. Đột biến cấu trúc NST;
4.3. Đột biến số lượng NST;
4.4. Thường biến và mức phản ứng.
5. Chương V. Di truyền học người
5.1. Phương pháp nghiên cứu di truyền người;
5.2. Bệnh và tật di truyền ở người.
6. Chương VI. Ứng dụng di truyền học
6.1. Công nghệ tế bào và công nghệ gen;
6.2. Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần;
6.3. Ưu thế lai.
 
 
 
 
2
 
 
 
Phần II. Sinh vật và môi trường
1. Chương I. Sinh vật và môi trường
1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái;
1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật;
1.3. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật;
2. Chương II. Hệ sinh thái
2.1. Quần thể;
2.2. Quần xã sinh vật;
2.3. Hệ sinh thái.
3. Chương III. Con người, dân số và môi trường
3.1. Tác động của con người đối với môi trường;
3.2. Ô nhiễm môi trường.
4. Chương IV. Bảo vệ môi trường
4.1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên;
4.2. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã;
4.3. Bảo vệ các hệ sinh thái.
 
 
3
 
 
Phần III. Bài tập
1. Các thí nghiệm của Menđen
1.1. Bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen (quy luật phân li);
1.2. Lai hai cặp tính trạng của Menđen (quy luật phân li độc lập).
2. Bài tập ADN và gen
(Không luyện tập và kiểm tra, đánh giá loại bài tập tính số liên kết hiđrô của gen, vì phần này đã giảm tải theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
3. Bài tập liên kết gen
4. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
 
            4. Tỉ lệ các mức độ yêu cầu:  Nhận biết: 30%; Thông hiểu: 30%; Vận dụng: 25%; Vận dụng cao: 15%.
            5. Lưu ý: Không kiểm tra, đánh giá những nội dung đã giảm tải theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Môn: Lịch sử
(Áp dụng từ năm học 2020-2021)
(Kèm theo CV số: 2948 /SGDĐT-GDTrH, ngày 29/10/2019 của Giám đốc Sở GDĐT)
 
I. Thời gian làm bài: 60 phút
II. Hình thức thi: Tự luận
III.Nội dung thi:
 Câu 1: (3.0 điểm)
           Kiểm tra kỹ năng so sánh, lập bảng niên biểu các sự kiện tiêu biểu thuộc nội dung Lịch sử Việt Nam hiện đại.
Câu 2: (4.0 điểm)        
            Nội dung Lịch sử Việt Nam hiện đại (1945-1975).
Câu 3: (3.0 điểm)
           Nội dung Lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945).

CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN ĐỊA LÍ
(Áp dụng từ năm học 2020-2021)
(Kèm theo CV số: 2948 /SGDĐT-GDTrH, ngày 29/10/2019 của Giám đốc Sở GDĐT)
1. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.
2. Cấu trúc đề thi: Tổng 10,00 điểm
TT Các phần Số điểm Số câu hỏi Loại câu hỏi
1 Địa lí dân cư Việt Nam 1,0 1 Tự luận
2 Địa lí  ngành kinh tế 1,5 1 Tự luận
3 Địa lí các vùng kinh tế 1,5 1 Tự luận
4 Địa lí địa phương 1,0 1 Tự luận
5
 
Kỹ năng Atlat địa lí Việt Nam   2,0 1-2 Tự luận
Biểu đồ, bảng số liệu. 3,0 1-2 Tự luận
Tổng 10,00 6 - 8  
3. Nội dung đề thi: Chương trình địa lí lớp 9
TT Chủ đề Nội dung thi
1 Địa lí dân cư Việt Nam - Một số đặc điểm về dân tộc, sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Đặc điểm dân số, nguyên nhân và hậu quả của tình hình dân số đông và tăng nhanh
- Phân bố dân cư.
- Các loại hình quần cư nông thôn, thành thị
- Đô thị hóa.
- Lao động và việc làm.
- Hiện trạng chất lượng cuộc sống
2 Địa lí  ngành kinh tế - Sự phát triển nền kinh tế nước ta
- Ngành nông nghiệp
- Ngành lâm nghiệp
- Ngành thủy sản
- Ngành công nghiệp
- Ngành dịch vụ         
3 Địa lí các vùng kinh tế - Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
4
 
Địa lí địa phương   Các nội dung được tích hợp theo các chủ đề của Địa lí Việt Nam.
5 Kĩ năng Atlat địa lí Việt Nam  
Biểu đồ, bảng số liệu.
Lưu ý:  Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây.
 
 
 
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây